Y HỌC TỔNG HỢP
Thiếu máu thiếu sắt là một trong những tình trạng dinh dưỡng phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trong các giai đoạn tăng trưởng nhan. Bệnh thường tiến triển âm thầm, khó nhận biết sơm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ cũng như khả năng miễn dịch của trẻ. Nhằm nâng cao nhận thức và giúp phụ huynh chủ động phòng ngừa, Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long chia sẻ một số thông tin quan trọng liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Mưa lũ, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về tài sản, sinh hoạt mà còn là môi trường thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm phát sinh. Nước bẩn mang theo vi khuẩn, vi rút, chất thải, rác rưởi và các tác nhân truyền bệnh khác, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện cho muỗi, ruồi, chuột và các trung gian truyền bệnh phát triển nhanh chóng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp vì vậy có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp vi rút khác nhau.
Hằng năm, ngày 8/5 được chọn là Ngày Thalassemia Thế giới nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh – một bệnh lý di truyền nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu được tầm soát sớm.
Hen phế quản là một trong những bệnh lý mạn tính không lây nhiễm phổ biến ảnh hưởng đến hơn 260 triệu người và gây ra hơn 450.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, khoảng 3,9% dân số mắc hen, con số này tương đương với gần 4 triệu ca bệnh. Hàng năm, có tới 3.000 - 4.000 ca tử vong do hen phế quản trên toàn quốc, hầu hết các trường hợp là do bệnh không được phát hiện kịp thời và xử lý hiệu quả trong cơn hen cấp.
Ngày 25/4 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét – dịp để cộng đồng quốc tế cùng nhìn lại những nỗ lực, thành tựu và thách thức trong hành trình đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Đây là một trong những chủng virus cúm phổ biến nhất, có thể gây dịch và biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Vi-rút dại lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại khi cắn, cào trầy xước, liếm vào vết thương hoặc lớp niêm mạc miệng và mũi của người. Thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 2 năm (trung bình khoảng 2 tháng).
Bệnh sởi có biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban kèm theo chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, tiêu chảy. Nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không kịp thời, sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, viêm não, viêm tai giữa cấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp nặng, và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do nhiễm virus gây ra lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.
Bệnh Mác-bớc (Marburg) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hiếm gặp nhưng nguy hiểm do vi rút Mác-bớc gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% tới 88%).
Sau những đợt mưa lớn thường xảy ra nguy cơ lây lan và bùng phát dịch đau mắt đỏ trong cộng đồng.
Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXH).
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, trong đó Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng nhanh.
Những ngày qua, hầu hết các tỉnh thành trong cả nước chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, nắng nóng còn khiến mọi người, nhất là trẻ em và người cao tuổi dễ mắc một số bệnh sau:
Tay chân miệng (TCM) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh viêm não do vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên trong đó có viêm não Nhật Bản gây tổn thương ở não, để lại nhiều di chứng và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh xuất hiện quanh năm và thường có xu hướng tăng cao vào các tháng mùa hè.
Tết Nguyên đán là thời gian người dân tiêu thụ thực phẩm với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại từ hàng tươi sống, đồ khô cho tới các sản phẩm đồ uống. Các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng tích trữ nguồn thực phẩm lớn để phục vụ nhu cầu tăng cao của người mua. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, hàng nhái, hàng giả được trà trộn đưa vào thị trường. Do đó, đây thời điểm thường xảy ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm.